About us

Home » » DotA 2: Chất nhưng chưa “tới”

DotA 2: Chất nhưng chưa “tới”

Written By Nặc danh on Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012 | 02:42


Tuy chỉ mới chính thức "lên sóng” được vài tháng song truyền nhân chính thức của DotA đã tạo nên nhiều chú ý của cộng đồng.
DotA 2: Chất nhưng chưa "tới"
Tuy chỉ mới chính thức "lên sóng" được vài tháng song truyền nhân chính thức của DotA đã tạo nên nhiều chú ý của cộng đồng.
>'Thần rừng thông thái' của DotA 2 đã bừng tỉnh
>Không khí của buổi giao lưu DotA 2 tại TP. HCM
Điểm đầu tiên, cách chơi của DotA 2 gần như không có gì thay đổi so với DotA. Vẫn là 5 người chơi hợp tác với nhau, chọn 5 hero cùng thi đấu với 5 đối thủ khác trên một bản đồ có 3 cửa. Đội chiến thắng là người tiêu diệt được công trình chính của đối phương trước (World Tree/Frozen Throne) hoặc đối phương bỏ cuộc. Những người đã quá quen với DotA thì sẽ không mất nhiều thời gian để làm quen khi những các hero đều được giữ nguyên. Sự khác biệt có chăng chỉ nằm ở các kỹ xảo chuyển động của nhân việt, cách xuất chiêu, last hit, phím tắt…
Với sự đa dạng trong lập trình, người chơi có thể hoàn toàn thiết lập lại bảng điều khiển cho hero theo thói quen sử dụng cá nhân, ví dụ như: Last hit bằng chuột phải (thay vì trái), độ to/nhỏ của hero icon trên minimap (bản đồ nhỏ phía góc trái màn hình)…
*Click vào để xem trailer
*Click vào để xem trailer
rong xu thế chung của các game MOBA hiện nay, DotA 2 đã khắc phục được thiếu sót về mặt hotkey trong người tiềm nhiệm của mình. Điều đó có nghĩa là thay vì phải "căng não" nhớ phím tắt skill của các hero khác nhau thì trong DotA 2, người chơi đã có thể tinh chỉnh hệ thống phím tắt theo ý của mình. Hệ thống phím tắt cho các skill cơ bản hiện tại được mặc định là Q, W, E, R với cả tất cả các Hero. Đối với các Heroes có nhiều hơn 4 skill như Morphling, Spectre, v.v.. sẽ có thêm phím tắt cho skill là D, F. Đặc biệt, với những người chơi yêu thích nhân vật Invoker, các phím tắt này sẽ phát huy tác dụng. Chúng giúp người mới chơi có thể dễ dàng tiếp cận game mà không phải loay hoay trong "mớ bòng bong" phím tắt, vốn là yếu tố cản trở không nhỏ việc thao tác trong game.
Hệ thống mua đồ cũng là yếu tố đáng được nhắc đến khi nói về DotA 2. Như đã đề cập, vì DotA 2 giữ nguyên hệ thống gameplay của DotA 1 (DotA chơi trên nền WarCraft) nên hệ thống shop bí mật vẫn được giữ lại. Khác hẳn với các đối thủ của mình khi đã thu gọn hệ thống mua đồ ở một nơi duy nhất – căn cứ, giúp người chơi mới dễ nắm bắt hơn, DotA 2 vẫn một mực đi theo con đường riêng của mình. Giống các game MOBA hiện tại, người chơi chỉ cần ấn vào 1 item, họ sẽ biết được món đồ đó cần được ghép từ cái gì. Tuy nhiên, điều khó khăn lại nằm ở việc DotA 2 vẫn tồn tại shop bí mật. Có nghĩa là người chơi sẽ phải "lóc cóc" tự đi mua hoặc dùng gà (phương tiện mua đồ giúp hero) để sắm đủ các thành phần. Đây sẽ là yếu tố khiến mạch game bị kéo dài, nhân tố "đáng sợ" nhất đối với các game MOBA hiện tại khi đề cao tính "nhanh – gọn – nhẹ".
Bên cạnh đó, việc thiết kế giao diện người chơi (User’s Interface – UI) trong hệ thống mua đồ cũng gây nhiều cản trở cho người mới tập chơi. Các hình ảnh về item trong shop được thiết kế rất bé, khiến người chơi phải mất một lúc khá lâu mới nắm bắt được thông tin món đồ mình cần mua.
Điểm sáng duy nhất về hệ thống mua đồ của DotA 2 có lẽ là thanh tìm kiếm đồ. Nếu thuộc tên món đồ mình cần mua, bạn chỉ cần gõ tên vào thanh tìm kiếm trong shop và kết quả tìm kiếm sẽ được trả lại ngay lập tức. Vì Valve đã đưa vào DotA 2 một số item có tên khác so với phiên bản DotA 1 nên đây sẽ là một công cụ tốt, giúp tiết kiệm thời gian shopping của các game thủ. Song, khách quan mà nói thì công cụ này đã được phát triển trước đó trong tựa game Heroes of Newearth (HoN); hay thậm chí công cụ này trong HoN còn hoạt động tốt hơn rất nhiều. Vì vậy, nỗ lực này của Valve vẫn không được đánh giá cao như hãng hằng mong muốn.
Một điểm đáng chú ý trong DotA 2 là hệ thống matchmaking, hệ thống khá quen thuộc trong các game MOBA ngày nay. Với matchmaking, game sẽ tự động gom đủ 10 người chơi để tham gia một trận đấu. Người chơi có thể mời thêm 4 người bạn của mình để lập thành một đội 5 người trước khi tìm đối thủ thay vì kết hợp cùng 4 người lạ mặt khác. Trong thời gian thử nghiệm, hệ thống matchmaking của game tìm người chơi khá lâu. Có những lúc, tác giả mất từ 10 phút đến nửa tiếng là... bình thường! Tuy nhiên, nhờ những bản bản vá ra liên tục cùng số lượng người chơi ngày một tăng khiến quãng thời gian này đã được giảm đi đáng kể.
Tất nhiên, nếu bạn muốn chơi cùng 9 người bạn khác nhau, game có hỗ trợ "Private lobby" để bạn bè cùng tham gia. Ở thời điểm hiện tại, hệ thống LAN của game chưa xuất hiện nhưng Valve đã chính thức xác nhận chế độ này sẽ xuất hiện khi DotA 2 chính thức "lên sóng".
Để hạn chế tình trạng người chơi "rage quit" (đang chơi thì thoát - một hành động phá game), khiến đội hình mất cân bằng, Valve đưa ra hệ thống phạt khá nghiêm khắc: Từ hạ thấp ưu tiên tìm game trong matchmaking (xuống mức gần như không thể tìm được một game nào) trong 24 - 48 tiếng, cho tới mức khóa tài khoản của người chơi (không ảnh hưởng đến tài khoản Steam).
Lúc này, chúng ta lại nảy sinh một vấn đề: Nếu đang chơi thì game thủ gặp sự cố đứt mạng? Đáp trả cho thắc mắc của người chơi, Valve cho biết game thủ sẽ có 5 phút để Reconnect lại game. Sau 5 phút đó mà không vào game, các game thủ còn lại có thể kết thúc trận đấu đó mà không bị ảnh hưởng gì. Trong khi đó, game thủ "rage quit" kia sẽ bị hệ thống lưu lại. Dĩ nhiên, ngay lúc này, người chơi đó sẽ không lĩnh án phạt mà hành động của game thủ đó sẽ bị hệ thống "để mắt" một thời gian nữa. Nếu hành động đó liên tục diễn ra, họ sẽ nhận được cảnh cáo và bản án thích đáng từ Valve.
Với chức năng "Watch Game", người xem có thể trực tiếp xem các trận đấu đang diễn ra do người chơi trên mạng hoặc bạn bè của mình. Các bảng thống kê và biểu đồ sẽ cho người xem dễ dàng thấy được diễn biến của trận đấu đang nghiêng về bên nào. Hệ thống Camera đa dạng sẽ giúp người chơi tùy chỉnh chế độ xem theo ý mình. Đặc biệt, chức năng quan sát ở góc nhìn thứ nhất của người chơi sẽ giúp cho người quan sát (observer) có thể học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng xử lý của các game thủ cứng tay. Nếu các giải đấu online được tổ chức với sự tham dự của các tên tuổi lớn, người hâm mộ chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội được theo dõi các trận đấu lớn trong game theo cách riêng của mình, đảm bảo cho những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Tuy nhiên, diễn biến của trận đấu sẽ được chiếu chậm lại so với thực tế một khoảng thời gian, đủ để những hành động gian lận, lợi dụng hệ thống "Watch Game" không thể diễn ra, gây mất cân bằng.
Lịch sử của các trận đấu đều sẽ được ghi lại bởi hệ thống kèm theo replay. Người chơi có thể dễ dàng truy cập và xem lại khi lướt qua hồ sơ bản thân hoặc người chơi khác. Trong đó, hồ sơ cá nhân sẽ cho ta cái nhìn đầy đủ về các thông tin như: Hero được người chơi sử dụng tốt nhất, mức độ trình diễn với từng hero…

Sự cân bằng

Vì là sự "nâng cấp" từ cách chơi kinh điển của DotA 1 nên DotA 2 thực sự không mang đến nhiều đột phá. Đối với các fan hâm mộ trung thành, DotA 2 trong tình trạng hiện tại là quá đủ nhưng với người đã dành nhiều thời gian cho các tựa game MOBA next – gen như Heroes of Newearth và League of Legends như tác giả thì DotA 2 thực sự nhàm chán.
Hiện tại, số lượng hero trong DotA 2 mới chỉ dừng ở con số 73 so với 108 ở phiên bản DotA trước đó. Trước mắt, Valve đang tập trung lấp đầy các hero còn thiếu trong DotA 2 rồi sau đó, họ sẽ tiến hành phát triển hero mới.
Sự cân bằng của game vẫn ở mức duy trì như DotA bản cũ. Tức là sự thay đổi để tăng tính cân bằng giữa các hero sẽ chỉ được chỉnh sửa trực tiếp các thông số của chúng trong game. Cùng với nhà phát hành, cộng đồng game sẽ tiếp tục đóng góp các ý kiến để việc cân bằng giữa các hero được tiến hành tốt hơn.
Thêm một điểm dễ nhận thấy nhất về sự thay đổi của DotA 2 là cách tạo hình nhân vật. Đa phần các hero đã được tỉa tót lại ngoại hình. Tuy không quá khác so với phần đầu nhưng cũng đủ để tạo sự khác biệt về màu da, chủng loài, diện mạo... Yếu tố gam màu được để ý rất kĩ: Những anh hùng phe ánh sáng (The Radiant) được thiết kế với tông màu sáng hiền hòa (xanh, trắng, xanh lá dịu), còn phe bóng tối (The Dire) thì lại có tông màu thẫm và đáng sợ hơn (đỏ, tím, đen). Các skill của từng hero được thiết kế khá đẹp mắt, đẹp đến mức có thể cảm nhận được chấn động và sức khủng khiếp của nó.
Được dựng trên nền engine Source tai tiếng với lỗi crash "hl2.exe has stopped working" Song DotA 2 chạy khá ổn định trên Source. Người chơi có thể thoải mái "Alt – Tab" giữa các cửa sổ nhanh chóng mà không lo bị crash như khi chơi Half-life 2 hay Team Fortress 2. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, DotA 2 hay ép GPU tới mức nhiệt độ cao, một trường hợp đang được nhiều người chơi thông báo.
Không những thế, DotA 2 đang gặp một trở ngại khá lớn liên quan đến vấn đề cấu hình máy. Thử nghiệm với máy tính Main Asus P5G41C-M LX, CPU Intel E6600, RAM 2GB DDR3, VGA ATI 2600XT, DotA 2 (tùy chỉnh Medium) khởi động khá ì ạch, thời gian khởi động tương đối lâu (khoảng 3 – 5 phút), gây nên sự khó chịu. Có thể nói, đây là một cấu hình máy lỗi thời (song vẫn đủ chạy League of Legends, Heroes of Newearth và StarCraft II) nhưng nó phản ánh thực tế rằng không phải game thủ nào cũng đủ điều kiện sắm PC khủng. Khi DotA 2 yêu cầu mức cấu hình quá cao, sự phổ biến của game sẽ thu hẹp lại như một lẽ tự nhiên.
Với vị thế của mình trong làng game, hơn ai hết, Valve hiểu rõ yếu tố nhạc nền sẽ giúp game trở nên sống động hơn, lôi cuốn người chơi hơn. Ấy vậy mà âm nhạc trong DotA 2 chưa có gì nổi bật. Tuy vậy, bù lại là khâu lồng tiếng hero và âm thanh trong game được làm khá kỹ. Khi thi triển kỹ năng Storm Hammer của hero Sven, tác giả đã khá ngạc nhiên với sự cẩn thận khi âm thanh nghe vui tai như pháo hoa.
Phần lồng tiếng của hero cũng ghi được điểm rất cao khi mỗi hero đều có chất giọng riêng của mình cùng nhiều lời thoại hóm hỉnh. Đó là "gã" Earthshaker với chất giọng trầm đến mức rung đất, đó là khi "gã" Sniper với những lời thoại y xì nhân vật Sniper người Úc của Team Fortress 2. Chưa kể là Juggernaut luôn than phiền vì mặt nạ của mình. Mặc dù là những tiểu tiết rất nhỏ nhưng vẫn rất tinh tế, mang đến bất ngờ cho người chơi.
Cho tới thời điểm của bài viết này, DotA 2 vẫn trong giai đoạn beta với số lượng người chơi là những người được mời. Tuy nhiên, một điều khá khả thi là game DotA 2 sẽ đi theo mô hình miễn phí mà Valve đã thử nghiệm tương đối thành công với Team Fortress 2. Theo đó, người chơi chỉ phải trả tiền tự nguyện cho những item hay skin mang tính trang trí, hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới gameplay. Dĩ nhiên, đây cũng chỉ là những phỏng đoán của cá nhân người viết với những kinh nghiệm trong Team Fortress 2 và lục lọi bản DotA 2 Test build đi kèm.
Về phía cộng đồng game thủ, DotA 2 vẫn luôn là cái tên rất hot, được săn đón mỗi khi diễn ra giải đấu. Chẳng thế mà rất nhiều nhà Mạnh Thường Quân đã ngỏ ý được tổ chức DotA 2 trong khuôn khổ giải đấu của mình như: GamesCom, SMM, ESWC…Sức nóng của DotA 2 là không thể bàn cãi và chắc chắn, đây sẽ là đối thủ vô cùng khó chịu cho các đối thủ khác trên đấu trường game MOBA.
DotA 2 hứa hẹn sẽ thu hút được một lượng lớn những người chơi trung thành của tựa game DotA 1 nhờ gameplay kinh điển nay đã trở thành huyền thoại. Với những cải tiến không ngừng cả về đồ họa và cách chơi, DotA 2 chắc chắn sẽ không làm thất vọng những fan hâm mộ trung thành. Tuy nhiên, để thuyết phục người chơi mới đến với mình trước sức hấp dẫn từ các đối thủ vốn rất mạnh hiện nay như League of Legends hay Heroes of Newearth, DotA 2 cần nhiều đột phá hơn nữa. Hy vọng, tên tuổi của IceFrog cùng sự hậu thuẫn của Valve sẽ giúp DotA 2 sớm có chỗ đứng riêng của mình trong lòng cộng đồng.
Share this article :

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Template information

 
Support : Your Link
Copyright © 2013. Trang Chủ iwin.vn - All Rights Reserved
Share by BIT Templates Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger